Chúng ta thường có thói quen uống trà ngay sau khi rời khỏi bàn ăn vì cho rằng điều này vừa giúp làm sạch miệng, vừa có lợi cho hệ tiêu hoá. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm.(theo Dân Trí)
Chúng ta thường có thói quen uống trà ngay sau khi rời khỏi bàn ăn vì cho rằng điều này vừa giúp làm sạch miệng, vừa có lợi cho hệ tiêu hoá. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm.(theo Dân Trí)
Các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc khuyên rằng: Hãy từ bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau khi ăn nếu bạn muốn cơ thể mình luôn khoẻ mạnh.
Người Trung Quốc có câu: “Uống trà ngay sau bữa ăn không khác gì uống thuốc độc”. Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm. 2 chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, tanin khi kết hợp với prôtein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Tanin còn gây phản ứng với các khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như: sắt, magiê, kẽm, tạo ra các axít gây hại cho dạ dày.
Trong dạ dày có chứa sẵn các men tiêu hoá và axit giúp quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn cũng sẽ “làm loãng” các men tiêu hoá này, từ đó hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày.
Các thực nghiệm cũng chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt cơ thể hấp thụ càng thấp. Lâu ngày có thể gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chúng ta cũng nên hạn chế uống trà trước bữa ăn. Nếu có chỉ là trà hoa cúc nhạt. Loại trà này sẽ không ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.
1 cốc nước lọc sau khi ăn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn chỉ nên uống trà sau bữa ăn từ 1 - 2 tiếng.
10 bí quyết chăm sóc sức khỏe tinh thần
Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng không phải ai cũng biết cách. Nhân ngày Sức khỏe tinh thần thế giới (10/10), chúng tôi gửi tới bạn 10 nguyên tắc để luôn suy nghĩ tích cực:
1. Học tự đánh giá bản thân lành mạnh
Tự đánh giá bản thân không dừng lại ở việc chỉ thấy những điểm tốt hay xấu mà còn là chấp nhận chúng và cố gắng làm tốt nhất với những gì bạn có.
Xây dựng sự tự tin: Bạn hãy liệt kê các điểm tốt của mình. Bạn làm cái gì tốt nhất? Các kỹ năng và lĩnh vực yêu thích của bạn là gì? Bạn bè nói như thế nào về bạn? Tiếp theo, hãy tìm hiểu các điểm yếu của bạn. Bạn có khó khăn trong làm việc gì? Điều gì khiến bạn thất bại và yếu kém?
2. Cho và nhận
Chúng ta thường nhún vai từ chối một lời khen bằng câu “Ừ, nhưng mà..”
Chấp nhận lời khen: Lần tới khi ai đó khen bạn, hãy nói, “Cảm ơn! Tôi vui là bạn nghĩ thế.” Và hãy nghĩ về những lời khen khác mà bạn có và xem xem điều đó khiến bạn cảm thấy tốt như thế nào.
3. Tạo dựng mối quan hệ gia đình tích cực
Hãy nghiêm túc xây dựng các mối quan hệ gia đình tốt. Học cách đánh giá các kỹ năng và khả năng của mỗi thành viên. Học cách đưa ra và nhận các hỗ trợ.
Dành thời gian: Dành thời gian để ở bên gia đình. Lên kế hoạch cho cả các hoạt động nghiêm túc và thư giãn vui vẻ. Hãy lắng nghe một cách tôn trọng mà không ngắt lời khi người khác nói. Và cần thực hành thường xuyên những điều này.
4. Hãy kết bạn với những người có ý nghĩa
Bạn bè giúp bạn hiểu rằng bạn không cô đơn. Họ giúp bạn chia sẻ lúc vui, lúc buồn, và đến lượt bạn lại sẽ giúp họ. .
Xây dựng bạn bè: Giữ liên lạc hoặc thỉnh thoảng mời bạn đi ăn. Bạn nên có những người bạn mới - đề nghị bạn bè giới thiệu bạn mới cũng là một cách.
5. Chỉ ra các ưu tiên của bạn
Thách thức của chúng ta là để biết giữa điều chúng ta thực sự “cần” và những điều chúng ta “muốn”. Bạn khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa việc dành thời gian và nguồn lực cho cái mình muốn và cái mình cần.
Tạo lập một ngân sách có ý nghĩa: Hãy viết một kế hoạch chi tiêu cho chính mình. Mong muốn của bạn có thực tế không? Bạn có kế hoạch làm gì để có tiền mua được cái mình muốn?
6. Tham gia hoạt động xã hội
Tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa với chúng ta sẽ mang đến cảm giác có mục đích và thoả mãn.
Tình nguyện: Hãy tham gia tình nguyện. Đọc truyện cho trẻ em ở các trung tâm; thăm người già ở các viện dưỡng lão; tham gia các nhóm cộng đồng hoặc các hoạt động từ thiện mà bạn yêu thích; tham gia vệ sinh đường phố, công viên hoặc bãi biển; giúp một người hàng xóm dọn dẹp nhà cửa.
7. Học quản lý stress hiệu quả
Stress là một phần của cuộc sống. Cách bạn ứng phó với stress phụ thuộc vào thái độ của bạn.
Hãy cho mình một kỳ nghỉ 5 phút: Mỗi ngày, dành riêng 5 phút nghỉ ngơi cho sức khỏe tinh thần. Đóng cửa văn phòng của bạn hoặc ra phòng khác và mơ ước về một nơi, một người hay một ý tưởng nào đó, hoặc không nghỉ gì cả! Bạn sẽ cảm thấy như mình vừa có một kỳ nghỉ ngắn vậy.
8. Ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng tới bạn
Thật là tuyệt nếu “hạnh phúc mãi mãi” nhưng cuộc sống không ngừng “ném những khó khăn” vào chúng ta.
Tìm sức mạnh từ đám đông: Tìm kiếm một nhóm hỗ trợ có vấn đề tương tự mà bạn đang gặp phải. Bằng việc lập thành nhóm với những người có thể chia sẻ vấn đề của bạn, bạn sẽ tìm ra được những phương án thú vị.
9. Ứng phó với cảm xúc của bạn
Làm thế nào để có một cách thức an toàn và mang tính xây dựng để diễn đạt và chia sẻ cảm xúc giận dữ, đau buồn, vui vẻ và sợ hãi…?
Hoạt động - Nhận dạng và ứng phó với tâm trạng của bạn: Tìm ra cái gì làm cho bạn hạnh phúc, buồn khổ, vui vẻ hoặc giận dữ. Điều gì giúp bạn bình tĩnh lại? Học cách ứng phó với tâm trạng của bạn. Chia sẻ tin vui với bạn bè và “khóc trên một bờ vai” khi bạn thấy buồn.
Tập thể dục có thể giúp bạn ứng phó với giận dữ. Hãy sưu tầm truyện cười, hoạt họa vui hoặc băng đĩa mà bạn yêu thích cho những lần bạn cảm thấy cần được cười.
10. Hướng vào bản thân
Học cách bình an với chính mình. Hãy học cách biết Bạn là ai? Điều gì khiến bạn thực sự hạnh phúc Điều gì bạn thực sự đam mê?... Học cách cân bằng với những gì bạn có thể thay đổi trong chính bạn với những gì bạn không thể thay đổi.
Xậy dựng cái “Tôi” của chính bạn: Hãy dành riêng cho mình thời gian riêng, yên tĩnh mà bạn có thể ở riêng một mình một cách hoàn toàn.
Tập thở - cố gắng đếm các nhịp thở của bạn từ 1 đến 4, và bắt đầu lại từ 1. Hoặc làm gì đó mà bạn yêu thích.
NHẬN BIẾT RAU QUẢ CÓ HÓA CHẤT
Cẩn thận với rau cải xanh mượt, lá xanh ngắt, thân chắc mập (Ảnh minh họa)Theo thống kê gần đây, hàng năm có hơn một nghìn người ngộ độc thực phẩm tại TPHCM. Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, các loại rau quả với dư lượng hóa chất vượt mức cho phép là một tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Để tăng thêm lợi nhuận, nhiều nông dân đã "hào phóng" bón đạm nitrat, phun thuốc trừ sâu lên rau trước khi thu hoạch. Ngoài ra, họ còn phun hóa chất để kéo dài độ tươi cho hoa quả.
Việc làm đó dẫn đến hậu quả nhãn tiền là tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ở mức độ nhẹ, nó gây ngộ độc thực phẩm, nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây đột biến và phát sinh các căn bệnh ung thư.
Vì vậy, việc nhận biết rau an toàn bằng cảm quan hết sức quan trọng. Thông thường, trên các loại rau nhiễm thuốc trừ sâu, nhiễm phân hóa học, bạn có thể nhìn thấy những hạt bụi nhỏ, ngửi thấy mùi vị khác thường. Khi ăn, rau có mùi vị khác thường.
Dưới đây là một số thông tin bạn cần trang bị thêm để bảo vệ mình và gia đình khỏi các nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Rau cải
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.
Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Mướp đắng
Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Đậu cô-ve
Những quả đậu cô-ve bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy là kết quả của việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.
Giá đỗ
Cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng, đó là những cọng giá sản xuất từ một công nghệ vô cùng kinh dị.
Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển nhanh. Loại giá đỗ này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.
Rau cần nước
Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Nếu để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.
Lưu ý chung
Khi chế biến các loại rau có bẹ như cải, cải thảo... bạn nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, bạn ngâm rau vào nước muối hoặc nước hòa thuốc tím khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến tiếp.
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng có thể làm sạch thuốc trừ sâu, phân bón bám trên rau, nhất là ở các kẽ lá. Ngoài ra, nó còn giúp làm sạch được trứng giun, sán và các chất bẩn bám trên rau.
MƯỜI NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG TỐT CHO SỨC KHỎE
Thói quen ăn uống vô tội vạ, thiếu hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bạn.
Để phòng tránh tình trạng này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn thực hành 10 nguyên tắc sau:
1. Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe, từ đó lựa chọn đồ ăn và các hợp chất dinh dưỡng phù hợp.
2. Nếu phải ăn kiêng, hãy thực hiện đúng và đầy đủ chế độ theo hướng dẫn của bác sỹ.
3. Hạn chế ăn nhậu, liên hoan, bởi khi cao hứng sẽ ăn quá nhiều, làm cho dạ dày không tiêu hoá kịp, cơ thể khó hấp thụ hết lượng thức ăn hoặc hấp thụ quá nhiều.
4. Không nên thường xuyên dùng các đồ ăn nhanh với nhiều đồ rán, chiên ...có hàm lượng mỡ, đường quá cao, dễ dẫn tới mắc các bệnh về đường máu, tiêu hoá.
5. Chỉ nên dùng đồ ngọt sau bữa chính và khi thật sự đói.
6. Không ăn đồ quá nguội hoặc quá nóng, nhiệt độ lý tưởng là 37oC.
7. Không nên ăn nếu chưa cảm thấy đói, không ăn quá nhanh, ăn cố, ăn đồ ăn để quá lâu.
8. Không nên uống quá nhiều nước khi không cảm thấy khát, bởi lượng chất lỏng quá nhiều sẽ làm yếu cơ thể, loãng máu, hạn chế khả năng đề kháng với các loại vi khuẩn. Trong ngày chỉ nên uống từ 1,5-2 lít chất lỏng.
9. Mùa nào thức ấy nhưng rau luôn là thành phần không thể thiếu trong mọi bữa ăn.
10. Đừng ăn thức ăn không rõ nguồn gốc.
-
▼
2009
(151)
-
▼
tháng 10
(39)
- Phần mềm Anti Virus
- Phần mềm Anti Virus
- Phần mềm Anti virus
- Ảnh Bạn
- Học Tiếng Anh
- Ảnh Lớp Hệ Thống Điện 1k52
- Bạn Hồng
- About Hương
- Không có tiêu đề
- LỜI TÂM SỰ CỦA 1 NGƯỜI SẮP RA ĐI
- Palermo tỏa sáng
- Không có tiêu đề
- Khóc mãi thôi
- Không có tiêu đề
- Ghi Chú: Dưới 18 tuổi, người yếu tim không nên bấm...
- Không có tiêu đề
- Không có tiêu đề
- Không nên uống trà sau khi ăn
- Không có tiêu đề
- Palermo tỏa sáng đem về 3 điểm nghẹt thở cho Argen...
- Không có tiêu đề
- Download
- Nghe Nhạc
- CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHOANG XANH – SUỐI TIÊN LỚP :...
- Không có tiêu đề
- Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 , bạn làm gì ?
- Truyện cười
- Ngọc Nin-HTD1 k52
- Không có tiêu đề
- Không có tiêu đề
- Không Hiểu Nổi Mình
- Bảo Vệ đồ án Tốt Nghiệp
- Không có tiêu đề
- Tâm Sự
- Không có tiêu đề
- Không có tiêu đề
- Nữ Giảng Viên Đa Năng
- Không có tiêu đề
-
▼
tháng 10
(39)
Blog Archive
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét