quy hoạch phát triển

Người đăng: vu huong


thiết kế website cửa hàng, doanh nghiệp, thương mại điện tử
Home Thông tin Hệ thống điện 24/7 Vai trò của thủy điện trong tương lai ở nước ta

Vai trò của thủy điện trong tương lai ở nước ta

E-mailPrintPDF
Image[bkeps.com]Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện cả nước đến năm 2015 có xét đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thuỷ điện đến năm 2015 vào khoảng hơn 18.000 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm trên 80 tỷ kWh.
Trong đó, riêng 9 hệ thống sông Lô - Gâm, sông Đà, sông Mã - Chu, sông Cả, sông Vu Gia, sông Ba, sông Sê San, sông Srepok và sông Đồng Nai đã được quy hoạch phát triển các nhà máy thuỷ điện có tổng công suất khả dụng 15.383 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm 63,87 tỷ kWh (chưa kể các nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo) Các nhà máy thuỷ điện của 4 hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Sê San và sông Vu Gia đã có tổng công suất lắp đặt 12.214 MW với sản lượng điện trung bình 50,38 tỷ kWh/năm. Đến nay, chưa kể các nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo, 11 nhà máy thuỷ điện hiện có trên các hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Lô-Gâm, sông Sê San, Sông Ba và sông Vu Gia đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt 4.153 MW, cung cấp cho đất nước trung bình mỗi năm trên 18,06 tỷ kWh, đứng thứ 2 sau sản lượng do các nhà máy điện chạy khí thiên nhiên sản xuất. Trong số đó đáng kể nhất là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Yaly, Hàm Thuận - Đa My... đã từng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng điện cho đất nước những năm đầu đổi mới đầy ắp khó khăn và thiếu điện nghiêm trọng.

Năm 2006, cả nước ta đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 3 nhà máy thuỷ điện, bao gồm Sê San 3, Sê San 3A (tổ máy l), Srok Phu Miệng cùng với 7 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất lắp 461 MW. Năm nay, EVN, Tổng công ty Sông Đà và các doanh nghiệp khác lần lượt đưa vào vận hành các nhà máy Thuỷ điện Sê San 3A (tổ máy 2), Quảng Trị, Tuyên Quang (tổ máy 1), Đại Ninh cùng với 9 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất khả dụng 746 MW, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu điện. Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước đã và đang triển khai thi công, xây lắp 45 nhà máy thuỷ điện có công suất từ 63 MW đến 2.400 MW cùng với 108 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 10.289 MW. EVN đang cùng với các nhà thầu tập trung năng lực thi công, xây lắp để năm 2008 đưa vào vận hành các tổ máy 2 và 3 của Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang, các tổ máy 1 và 2 của Nhà máy Thuỷ điện Plei Không, A Vương, Sông Ba Hạ, Buôn Kuôp, tổ máy 1 Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ cùng với 11 nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo có tổng công suất lắp đặt 1.551 MW, cung cấp cho đất nước một sản lượng điện đáng kể.

Theo phương án cơ sở của quy hoạch điện Vl, năm 2009, nước ta sẽ có thêm 7 nhà máy thuỷ điện và 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ lần lượt đi vào vận hành với tổng công suất 1.066 MW; năm 2010 sẽ có thêm 9 nhà máy thuỷ điện và 18 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất khả dụng 2.052 MW đưa điện lên lưới quốc gia, trong đó có tổ máy số 1 của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La công suất 400 MW đi vào hoạt động trước thời hạn Nhà nước quy định một năm, làm lợi cho đất nước hàng trăm tỷ đồng. Năm 2011, cả nước tiếp tục đưa vào hoạt động 7 nhà máy thuỷ điện, 2 tổ máy số 2 và số 3 của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La và 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 1.901 MW. Năm 2012, sẽ đưa thêm 7 nhà máy thuỷ điện cùng với 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo đưa vào vận hành 13nthà máy thuỷ điện cùng với 42 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo có tổng công suất 3.615 MW, kết thúc giai đoạn tăng tốc đầu tư xây dựng thuỷ điện ở cả 3 miền của đất nước. Trong đó, đáng kể nhất là Nhà máy Thuỷ điện Lai Châu công suất lắp đặt 600 MW, Thuỷ điện Thượng Kon Tum công suất 220 MW, Thuỷ điện Đăk Mi 1 công suất 210 MW... và 42 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo có tổng công suất 1.006 MW. Nói chung, các nhà máy thuỷ điện nhỏ ở nước ta có nhiều lợi ích tổng hợp như: Chống lũ trong mùa mưa, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh, nhất là các thành phố lớn và khu công nghiệp, chống hạn và đẩy mặn trong mùa khô; sản xuất điện với sản lượng lớn và có khả năng tái tạo, nên giá thành điện thương phẩm tương đối thấp so với các nguồn điện khác; góp phần mở rộng du lịch sinh thái và giao thông đường thuỷ; phát triển nuôi trồng thuỷ sản... Chính phủ chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng các nhà máy thuỷ điện và đã có các cơ chế đặc biệt quy định cụ thể tại báo Nghị định797, 400 và 1.195 của Thủ tướng Chính phủ, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình, kịp thời phát huy giá trị vốn đầu tư vàcung cấp điện năng cho nền kinh tế - xã hội hiện đang mất, cân đối nghiêm trọng giữa cầu và cung.

Qua xây dựng hàng loạt các công trình thuỷ điện trong thời gian qua, đội ngũ những nhà tư vấn, thiết kế, các công ty thi công xây lắp các nhà chế tạo thiết bị thuỷ công và thiết bị điện ở nước ta đã có tiến bộ và trưởng thành nhanh chóng trên mọi lĩnh vực. Từ chỗ phải thuê các chuyên gia nước ngoài làm tư vấn, thiết kế công trình; chỉ đạo thi công xây lắp và trực tiếp căn chỉnh máy móc, thiết bị kỹ thuật quan trọng, chạy thử liên động, hoặc có tải; đến nay các chuyên gia kỹ cán bộ kỹ thuật và công. nhân giỏi nghề, giàu kinh nghiệm của ta đã cơ bản đảm trách được một cách an toàn, hiệu quả. Trước đây, chỉ có Tổng công ty Sông Đà là nổi danh về xây dựng thuỷ điện. Nay, cả nước đã có thêm hàng chục công ty vươn lên xây dựng an toàn các công trình thuỷ điện có địa hình và kết cấu kỹ thuật phức tạp, công suất từ 500 MW trở lên. Trong thi công xây lắp thuỷ điện từ đập đất đá truyền thống, nay đã có thêm công nghệ mới như đập đất đá với bê tông bản mặt (thuỷ điện Quảng Trị và Tuyên Quang), đập bê tông đầm lăn hiện đại (các nhà máy thuỷ đến Sơn La, Đồng Nai 3-4, Bản Vẽ, A Vương...). Đặc biệt, trước đây ta chỉ đào hầm cho các nhà máy thuỷ điện theo phương pháp cổ điển là khoan nổ, nay lần đầu tiên công nhân xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Đại Ninh đã sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị TBM có đầu đào tự động, hoàn thành xuất sắc hạng mục hầm ngầm của Nhà máy với năng suất cao, đảm bảo kỹ thuật tốt và an toàn... Các dự án thuỷ điện liên tục được thực hiện cũng đã tạo ra thị trường to lớn, thúc đẩy ngành chế tạo cơ khí và cơ khí điện lực nước ta phát triển. Tại thời điểm này, Tổng công ty chế tạo Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE), Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), Công ty TNHHNN MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO), Công ty Cổ phần Cơ khí điện lực (PEC), Công ty Cổ phần Cơ điện miền Trung (CEMC) lần đầu trên đã chế tạo thành công hàng vạn tấn thiết bị cho các nhà máy thuỷ điện trong cả nước đạt tính năng kỹ thuật quy định, được khách hàng chấp nhận. Trong đó, đáng kể nhất có các loại van cung, van xả nước, cửa nhận nước, van cung đập tràn, đường ống dẫn dòng chịu áp lực cao, thiết bị thuỷ công... cho các nhà máy thuỷ điện đến 500 MW. Đặc biệt, PEC đã phát triển nhanh các loại thiết bị thuỷ công và đường ống dẫn dòng chịu áp lực có đường kính lớn nhất đến trên 15 mét cho các nhà máy thuỷ điện có công suất tử 500 MW dung lượng 2.654 MW; trong đó Nhà máy Thuỷ điện Sơn La đưa 3 tổ máy cuối cùng là 4,5,6 có tổng công suất 1.200 MW vào vận hành. Như vậy trong tương ai con số 18.000 MW công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện sẽ hiện hữu trên thực tế, đẩy lùi tình trạng thiếu điện hiện nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét