Uncle Hồ với ngành điện

Người đăng: vu huong


Nhà tài trợ BKEPS Community
thiết kế website cửa hàng, doanh nghiệp, thương mại điện tử
Home Thông tin Hệ thống điện 24/7 Uncle Hồ với ngành điện

Uncle Hồ với ngành điện

E-mailPrintPDF
Image[bkeps.com]Ngành điện trưởng thành như hôm nay, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Bác Hồ ngay từ những ngày đầu tiếp quản Thủ đô.

Những người thợ điện được Bác Hồ đến thăm và chúc Tết

Chiều 30 Tết năm Đinh Dậu (ngày 31.1.1957), khi các gia đình công nhân ở khu tập thể Nhà máy Điện Yên Phụ đang chuẩn bị bữa cơm tất niên thì Bác Hồ xuất hiện. Mọi người thấy Bác liền tập hợp thành một đoàn đi theo, mỗi lúc một đông. Bác đến thăm gia đình một số công nhân tiêu biểu: Ông Nguyễn Văn Hào, ông Ngô Văn Khánh, ông Nguyễn Hữu Bao...

Tới nhà ông Nguyễn Văn Hào, Bác hỏi: "Chú đã chuẩn bị Tết đầy đủ chưa, có bánh chưng không?", ông Hào xúc động trả lời: "Thưa bác có ạ!", ông Hào chạy xuống bếp, hai tay đỡ chiếc bánh chưng khoe với Bác, lúc này Bác cũng đã bước theo xuống bếp, Bác tỏ ý bằng lòng.

Bác hỏi tiếp: "Chú làm công việc gì?", ông Hào trả lời: "Thưa Bác, cháu coi kho, vợ cháu làm công nhân xúc than". Bác vui vẻ cười: "Thế là gia đình có lao động". Thấy gia đình ông Hào có đông con, Bác dặn: "Phải tiết kiệm, không để các cháu chơi bời, phải cho các cháu được học hành, sau này mới giúp ích được cho xã hội...".

Chiều ngày 29 Tết năm Canh Tý (27.1.1960), tiết trời mưa phùn và hơi rét ... ông Trần Công Tốt - công nhân đường dây của Nhà máy Điện Hà Nội - ở công trường vừa về đến nhà thì Bác Hồ tới thăm. Ông Tốt vô cùng bất ngờ và xúc động, ông chưa kịp trấn tĩnh thì Bác đã thân mật hỏi thăm về nghề nghiệp, công việc hàng ngày: "Nhà chú có mấy người làm nghề điện?", ông Tốt trả lời: "Nhà cháu có bốn người làm nghề điện ạ!". Biết ông Tốt là Chiến sỹ thi đua nhiều năm liền, Bác đã khen ngợi động viên và tặng quà Tết trước khi chia tay.

Tết Quý Mão (1963), Bác thăm đội công trình 2, Xí nghiệp IV của Công ty Xây lắp mỏ và Đường dây... Mồng 1 Tết Giáp Thìn (13.2.1964), Bác đến thăm công nhân trực Tết tại Trạm biến thế điện Đông Anh, sau đó đi thăm Nhà máy Điện Cao Ngạn (Thái Nguyên)...

Bác căn dặn công nhân đang trực Tết ở những nơi đến thăm, ăn ở phải vệ sinh sạch sẽ, trực ca cho tốt ...

Ngành điện trưởng thành trong sự quan tâm của Bác

Trước khi về tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã chỉ thị dù trong trường hợp nào cũng phải chú ý đến điện nước. Ông Nguyễn Khắc Giảng - cựu sinh viên Y khoa Hà Nội - nhớ lại thời gian làm thư ký cho đoàn đại biểu các đoàn thể trực tiếp làm việc với các phái đoàn Ấn Độ, Canada trong Uỷ ban Quốc tế Kiểm soát đình chiến tại Việt Nam, Bác chỉ thị cho các đoàn yêu cầu họ buộc nhà đương cục Pháp phải cam kết nhiều vấn đề, đặc biệt là việc đảm bảocung cấp điện nước trong thời gian trước và trong khi ta tiếp quản Thủ đô.

Nhờ có tầm nhìn chiến lược và chỉ đạo của Bác Hồ cùng sự đấu tranh quyết liệt của các tổ chức đoàn thể cách mạng, đặc biệt của công nhân điện Hà Nội, điều kỳ diệu đã xảy ra, điện ở Hà Nội vẫn sáng, trái với điều những kẻ xâm lược tuyên bố: Pháp rút đi, chỉ một tuần Hà Nội sẽ chìm trong bóng tối.

Chỉ sau 2 tháng tiếp quản Thủ đô, ngày 21.12.1954, Bác Hồ đã đến thăm Nhà máy Điện Bờ Hồ. Bác gặp gỡ và nói chuyện với toàn thể cán bộ công nhân viên, Người nhấn mạnh: "Trong lúc quân Pháp sắp rút lui, các cô chú, từ cán bộ đến công nhân đã ra sức đấu tranh giữ nhà máy được an toàn...

Sau khi Chính phủ ta về tiếp quản Thủ đô, mọi người đã cố gắng sản xuất điện đều, làm cho sinh hoạt của đồng bào trong thành phố tiếp tục được duy trì bình thường. Bác thay mặt Chính phủ khen ngợi và cảm ơn các cô chú... ". Bác căn dặn mọi người phải đoàn kết, thi đua, tiết kiệm...

Năm 1958, Bác Hồ hai lần đến thăm Nhà máy Điện Hà Nội. Lần đầu (ngày 25.4.1958), Người đến thăm nhà máy nhân dịp nhà máy đang học tập để thực hiện cải tiến quản lý xí nghiệp. Bác căn dặn: "Phải thực hiện bằng được 4 mục tiêu sản xuất là "nhanh, nhiều, tốt, rẻ". Bốn mục tiêu đó bổ sung cho nhau, được mặt này, thiếu mặt khác là không đủ...".

Trong dịp này, Bác tặng huy hiệu cho 5 Chiến sĩ thi đua của nhà máy. Bác trực tiếp trao cho ông Trương Quang Lục, Hồ Chấn, còn 3 người khác do đi công tác vắng, nên Người gửi lại. Lần thứ hai (ngày 8.11.1958), Bác về nhà máy dự lễ tổng kết về công tác cải tiến quản lý xí nghiệp. Tại hội nghị này, Người phát biểu: "Quản lý xí nghiệp nhằm mục đích xây dựng CNXH, muốn xây dựng CNXH phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Muốn tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm thì phải quản lý tốt. Muốn quản lý tốt thì cán bộ công nhân phải thông suốt tư tưởng phải làm chủ nước nhà, quản lý xí nghiệp".

Trong thời gian Nhà nước tập trung tài lực đầu tư xây dựng ngành điện, Người đều đến động viên kịp thời khi khởi công hay khánh thành các nhà máy điện. Năm 1957, Bác thăm Nhà máy Điện Vinh (Nghệ An). Năm 1958, Bác thăm Nhà máy Điện Lào Cai, thăm Nhà máy Điện Uông Bí năm 1965. Vào những lúc chiến tranh phá hoại ác liệt nhất, Bác gửi lẵng hoa tặng cán bộ công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ...

Anh chị em điện lực Hà Nội vào phục vụ tại khu Phủ Chủ tịch, được bác cho gọi vào xem phim cùng Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào tối thứ bảy hàng tuần. Ông Nguyễn Trọng Luật - nguyên là Thường trực Đảng uỷ Nhà máy Điện Hà Nội - nhớ lại: "Hàng quý, thay mặt Đảng uỷ, tôi vào Phủ Chủ tịch báo cáo tình hình về công tác Đảng và đời sống cán bộ công nhân viên chức của nhà máy. Thường thì báo cáo thông qua thư ký của Bác, nhưng có một lần Bác nhắn qua thư ký muốn gặp một số cán bộ chủ chốt của cơ quan. Khi gặp, Bác hỏi: Cơ quan có bao nhiêu người, tôi đã trả lời: "Thưa Bác có 36 người ạ". Bác hỏi tiếp "Có bao nhiêu nữ...". Tôi còn đang điểm danh qua đầu ngón tay, thì anh Tham - cán bộ theo dõi thi đua - trả lời: "Thưa bác gần 10 người ạ". Bác Hồ nói: "Thế à, chứ không phải 9,5 người à?...".

Những câu chuyện về Bác Hồ đối với ngành điện cứ ấm mãi trong tâm trí và tấm lòng của những người được tiếp xúc và được gặp Bác như ông Trần Nguyên Hợi - nguyên Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Điện Yên Phụ, ông Trần Quang Minh - nguyên Trưởng ban bảo vệ...

Tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho ngành điện lực, chính là động lực cho ngành điện phát triển vượt bậc như ngày hôm nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét